Trang chủResourcesThẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại là gì và cách thức hoạt động của thẻ như thế nào?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại là gì và cách thức hoạt động của thẻ như thế nào?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại cung cấp nhiều lợi ích cho chủ thẻ như khả năng theo dõi chi phí, bảo hiểm và chống gian lận đối với các hoạt động sử dụng thẻ của doanh nghiệp. Với nhiều ưu điểm nổi trội, chúng trở thành phương thức thanh toán chính…
Thẻ thương mại là công cụ không thể thiếu để giúp các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô quản lý hiệu quả và chính xác các khoản chi phí mua sắm và hoạt động của công ty. Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại được thiết kế đặc biệt cho mục đích sử dụng thẻ của doanh nghiệp, cung cấp cho doanh nghiệp và chủ thẻ nhiều tính năng và lợi ích khác nhau. Ví dụ: bạn có thể tận hưởng các chương trình tặng thưởng, khả năng theo dõi chi phí, bảo hiểm và chống gian lận thông qua các thẻ này.
Theo báo cáo về xu hướng thanh toán kinh doanh của TD Bank, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thanh toán bằng thẻ thương mại. Sự thật là việc sử dụng thẻ thương mại ngày một phổ biến một phần được thúc đẩy bởi nhu cầu chuyển dần khỏi thói quen thanh toán bằng tiền mặt và séc.
Ngày nay, nhiều tổ chức và doanh nghiệp chọn thẻ thương mại làm phương thức thanh toán chính. Loại thẻ này đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong việc hợp nhất các khoản chi phí của doanh nghiệp cũng như giúp họ có sự kiểm soát chi tiêu tốt hơn và hiệu quả hơn.
Trong bài viết này, chúng tôi trả lời những câu hỏi như:
- Thẻ thương mại là gì?
- Thẻ doanh nghiệp là gì?
- Thẻ thương mại hoạt động như thế nào?
- Sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là gì?
- Loại thẻ nào tốt hơn – thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng?
- Tại sao doanh nghiệp của bạn nên sử dụng chúng?
Thẻ thương mại là gì?
Thẻ thương mại là loại thẻ thanh toán mà công ty cấp cho nhân viên để phục vụ mục đích chi tiêu, mua sắm của công ty.
Chủ thẻ/chủ tài khoản được ủy quyền có thể sử dụng thẻ thương mại để:
- Thanh toán cho các doanh nghiệp/bên bán hàng
- Thanh toán các khoản chi phí của công ty như đi công tác hoặc mua đồ dùng văn phòng
- Rút tiền mặt từ các máy ATM
Là một chủ doanh nghiệp, bạn có thể đăng ký và nhận thẻ thương mại từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tài chính khác. Một số tổ chức phát hành thẻ có thể yêu cầu doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng những tiêu chí đủ điều kiện cụ thể, chẳng hạn như đạt đến một ngưỡng doanh thu nhất định hoặc tuyển dụng một số lượng nhân viên nhất định.
Doanh nghiệp cũng có thể cần phải trải qua quy trình kiểm tra tín dụng trước khi được phê duyệt cho một số sản phẩm thẻ nhất định.
Có một số loại thẻ ngân hàng thương mại, bao gồm thẻ tín dụng thương mại và thẻ ghi nợ thương mại. Chúng hoạt động tương tự như các loại thẻ cá nhân của bạn nhưng thường đi kèm với những tính năng và lợi ích bổ sung phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn. Ví dụ: bạn có thể tận hưởng:
- Hạn mức chi tiêu cao hơn
- Khả năng báo cáo và theo dõi chi phí
- Các chương trình tặng thưởng đặc biệt
- Bảo hiểm
- Ưu đãi hoàn tiền
- Bảo vệ gian lận
Nhìn chung, thẻ thương mại cung cấp một phương thức đơn giản, thuận tiện và an toàn để quản lý tài chính công ty hiệu quả hơn.
Các loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại và thẻ nào phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Các ngân hàng cung cấp một số loại thẻ thương mại, hầu hết đều tích hợp sẵn tính năng báo cáo và theo dõi chi phí chi tiết cho doanh nghiệp.
Trong mỗi danh mục thẻ, các thẻ thường được đặt tên dựa trên mức độ chi tiêu của doanh nghiệp. Ví dụ: thẻ bạch kim, thẻ vàng và thẻ bạc.
Một số loại thẻ phổ biến gồm có:
Thẻ doanh nghiệp
Thẻ doanh nghiệp là một lựa chọn dành cho nhân viên thường xuyên phải đi công tác và cần theo dõi, quản lý chi phí trên đường đi. Các thẻ này thường được thiết lập hạn mức chi tiêu nhất định và được sử dụng để thanh toán tiền vé máy bay, tiền lưu trú tại khách sạn, tiền thuê ô tô và các chi phí đi lại khác.
Điều quan trọng là thẻ doanh nghiệp thường được liên kết với các chương trình tặng thưởng, nơi nhân viên nhận được ưu đãi khi sử dụng một số nhà cung cấp nhất định. Một ví dụ phổ biến là chương trình khuyến khích thành viên sử dụng thẻ doanh nghiệp thực hiện mua sắm, chi tiêu từ một hãng hàng không hoặc thương hiệu khách sạn cụ thể khi họ đi công tác.
Thẻ mua sắm
Thẻ mua sắm (Purchasing card) được sử dụng để thanh toán cho các dịch vụ, vật tư và thiết bị của doanh nghiệp, bao gồm dịch vụ bảo trì, vật tư văn phòng, máy tính hoặc đồ nội thất văn phòng.
Thẻ này cũng được sử dụng để thanh toán một số tiền nhất định cho các nhà cung cấp và doanh nghiệp bán hàng. Trong trường hợp này, điều quan trọng là nhân viên phải lưu giữ và nộp biên lai cho bộ phận tài chính để đối chiếu tài khoản.
Thẻ nhiên liệu (Fleet card)
Thẻ nhiên liệu được thiết kế dành cho các doanh nghiệp cần quản lý đội xe. Chủ tài khoản sử dụng loại thẻ này để mua xăng, dầu, lốp xe cũng như các vật tư, phụ tùng và dịch vụ cần thiết khác, bao gồm cả sửa chữa và bảo trì.
Thẻ nhiên liệu cũng cho phép nhà quản trị có quyền kiểm soát đối với các loại hàng hóa đã mua, nơi có thể mua hàng hóa và các thành viên thẻ được ủy quyền. Điều này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng đội xe và cắt giảm chi phí.
Thẻ trả trước
Thẻ trả trước phù hợp với doanh nghiệp có ngân sách hoạt động hạn chế. Nhà quản trị chuyển tiền vào các thẻ trả trước này tới một số dư nhất định. Nhân viên có quyền lựa chọn chi tiêu số dư này cho các giao dịch mua sắm như đồ dùng văn phòng, chi phí đi lại, giải trí và thanh toán cước thuê bao sử dụng dịch vụ.
Thẻ ảo
Thẻ ảo là công nghệ thanh toán mới nhất. Chúng là các thẻ kỹ thuật số thường được liên kết với tài khoản tín dụng của doanh nghiệp. Nhà quản trị tạo các thẻ ảo để cho phép nhân viên có khả năng nhanh chóng trang trải các giao dịch mua sắm trực tuyến.
Thẻ ảo thường được tạo theo yêu cầu và thường được sử dụng một lần hoặc có số tài khoản tạm thời. Bởi vì lý do này, thẻ ảo cung cấp một cách thức an toàn để giao dịch trực tuyến.
Thẻ ghi nợ thương mại hoạt động như thế nào?
Thẻ ghi nợ thương mại hoạt động tương tự như thẻ ghi nợ thông thường, mặc dù loại thẻ này được thiết kế phù hợp với nhu cầu và chi tiêu của doanh nghiệp.
Các thẻ doanh nghiệp này liên kết với tài khoản thanh toán và cho phép nhân viên giao dịch bằng cách truy cập tiền từ tài khoản được kết nối. Thanh toán có thể được thực hiện trực tuyến hoặc tại hệ thống POS của bên bán hàng. Nhân viên đó cũng có thể rút tiền mặt.
Khi thực hiện giao dịch mua sắm, số tiền sẽ được khấu trừ từ số dư khả dụng của tài khoản.
Để giúp kiểm soát chi tiêu và giảm nguy cơ gian lận, bạn có thể đặt hạn mức chi tiêu và kiểm soát cách thức, địa điểm và thời điểm thẻ nhựa vật lý có thể được sử dụng.
Các ngân hàng không tiến hành kiểm tra tín dụng trước khi phát hành thẻ ghi nợ. Họ cũng không tính lãi cho các giao dịch.
Ưu và nhược điểm của việc giao dịch bằng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại
Về cơ bản, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại đều có ưu và nhược điểm tương ứng. Dưới đây là tổng quan về những ưu nhược điểm tương ứng đó:
Thẻ ghi nợ thương mại
Ưu điểm
- Ngăn ngừa nợ nần: Thẻ ghi nợ thương mại được liên kết với các tài khoản thanh toán và làm giảm số dư khả dụng. Bạn có thể đặt hạn mức giao dịch để người dùng không bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền khả dụng trong tài khoản được liên kết.
- Không có phí thường niên: Các ngân hàng thường không tính phí thường niên đối với thẻ ghi nợ. Tiền phí đã được tích hợp vào phí tài khoản.
- Thích hợp cho các giao dịch mua sắm có trị giá nhỏ: Thẻ ghi nợ thương mại lý tưởng cho các giao dịch với trị giá nhỏ mà không ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách hoặc tình hình tài chính của công ty bạn.
- Dễ dàng được cấp thẻ: Do thẻ ghi nợ thương mại không yêu cầu bạn phải vay ngân hàng nên bạn có thể dễ dàng nhận được thẻ, ngay cả khi doanh nghiệp hiện không có điểm tín dụng hoặc điểm tín dụng không tốt.
Nhược điểm
- Khả năng truy cập tiền hạn chế: Thẻ ghi nợ thương mại chỉ cho phép bạn chi tiêu số tiền đã có trong tài khoản ngân hàng hoặc đến một hạn mức nhất định. Điều này có thể phát sinh vấn đề nếu bạn cần mua sắm khẩn cấp và không có sẵn tiền.
- Phí thấu chi: Hầu hết các ngân hàng đều tính phí thấu chi nếu bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền khả dụng trong tài khoản của mình. Điều này có thể gây ra trạng thái căng thẳng tài chính không cần thiết.
- Khó khăn, phức tạp khi xử lý các mặt hàng có giá trị lớn: Ngân hàng thường áp dụng các lớp bảo mật bổ sung đối với thẻ ghi nợ. Bạn có thể cần phải được ủy quyền trước để giao dịch với số tiền lớn hơn. Họ cũng có thể áp dụng hạn mức chi tiêu trong một khung thời gian nhất định.
- Yêu cầu mã PIN: Mặc dù đây có thể là một lớp bảo mật bổ sung cho thẻ nhưng việc quên mã PIN có thể khiến bạn cảm thấy rất bất tiện.
Thẻ tín dụng thương mại
Ưu điểm
- Khả năng phát hiện ngay những bất thường trong giao dịch: Thông báo giao dịch theo thời gian thực cảnh báo bạn về mọi hoạt động bất thường hoặc gian lận trên tài khoản, chẳng hạn như các giao dịch mua trái phép hoặc yêu cầu bồi hoàn thẻ tín dụng.
- Xây dựng điểm tín dụng: Việc sử dụng thẻ tín dụng của công ty có thể giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng điểm tín dụng. Các ngân hàng thường báo cáo hoạt động chi tiêu của bạn cho cơ quan thu thập thông tin tín dụng để tổng hợp điểm tín dụng của bạn.
- Được hưởng các ưu đãi và chương trình tặng thưởng: Nhiều thẻ tín dụng cho phép bạn cơ hội nhận thưởng, chẳng hạn như hoàn tiền hoặc tặng dặm thưởng. Đó là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền mua sắm và chi phí đi lại.
- Hạn mức chi tiêu cao: Hạn mức tín dụng cho phép doanh nghiệp mua sắm hàng hóa có giá trị cao hơn hoặc thanh toán các chi phí ngoài dự kiến một cách dễ dàng. Điều này có thể cải thiện dòng tiền và cung cấp nguồn vốn hoạt động tạm thời cho doanh nghiệp.
Nhược điểm
- Nguy cơ chi tiêu quá mức: Mặc dù thuận tiện nhưng việc lạm dụng hạn mức tín dụng có thể khiến bạn dễ dàng chi tiêu nhiều tiền hơn số tiền mình có. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ nần nếu không được quản lý đúng đắn.
- Nguy cơ gian lận: Tình trạng gian lận thẻ tín dụng có khả năng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn. Nếu thông tin tài khoản bị đánh cắp và các giao dịch trái phép diễn ra, điều này có thể khiến doanh nghiệp của bạn mắc nợ. Hơn nữa, quá trình giải quyết để lấy lại tiền thường rất phức tạp và tốn thời gian.
- Có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Việc không thanh toán số dư tối thiểu theo yêu cầu trong tài khoản tín dụng của bạn đúng hạn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn. Điều này có thể ngăn cản bạn tiếp cận các khoản vay hoặc dịch vụ tài chính khác trong tương lai.
Cách thức chọn nhà cung cấp thẻ thương mại
Bạn cần chú ý đến một số yếu tố quyết định trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý chính cần ghi nhớ:
Phí và lãi suất
So sánh biểu phí và lãi suất của các nhà cung cấp mà bạn đang cân nhắc. Họ tính phí thường niên, phí thấu chi, phí thanh toán chậm và phí tạm ứng tiền mặt như thế nào?
Thêm nữa, hãy tìm hiểu xem liệu bạn có phải trả các khoản phí khác khi sử dụng dịch vụ mà bạn có thể không mong đợi hay không.
Hãy đảm bảo rằng các khoản phí mà nhà cung cấp đang áp dụng là hợp lý theo tiêu chuẩn trong ngành và phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp bạn.
Phần thưởng và ưu đãi
Hãy để ý các nhà cung cấp thẻ triển khai các ưu đãi và chương trình tặng thưởng có lợi cho doanh nghiệp của bạn cũng như các thành viên sử dụng thẻ.
Những phần thưởng như hoàn tiền, giảm giá sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc quy đổi điểm có thể là động lực khuyến khích bạn sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thường xuyên hơn. Đổi lại, chủ thẻ doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số chi phí sở hữu và sử dụng tài khoản.
Bảo mật và chống gian lận
Hãy đảm bảo rằng nhà cung cấp thẻ bạn chọn triển khai các giải pháp chống gian lận nâng cao. Hãy chú ý đến những tính năng ngân hàng và thẻ doanh nghiệp như mã hóa, xác thực hai yếu tố và công nghệ chip để ngăn chặn việc truy cập thẻ trái phép.
Hạn mức tín dụng và khả năng tiếp cận quỹ tiền
Điều quan trọng là chọn nhà cung cấp thẻ thương mại cung cấp hạn mức tín dụng hợp lý cho nhu cầu kinh doanh của bạn và cho phép bạn dễ dàng truy cập quỹ tiền.
Một số nhà cung cấp thẻ có thể cung cấp những tính năng bổ sung và cho phép bạn đặt hạn mức chi tiêu cũng như hạn chế một số danh mục mua sắm nhất định.
Tính năng báo cáo và phân tích
Tính năng báo cáo và phân tích cung cấp những thông tin chuyên sâu, có giá trị về thói quen chi tiêu của doanh nghiệp bạn. Thông tin bạn nhận được có thể giúp tối ưu hóa chi tiêu, cải thiện công tác lập ngân sách và theo dõi chi phí.
Nhà cung cấp dịch vụ thẻ có thể cung cấp cho bạn các tính năng và dịch vụ sau:
- Lịch sử giao dịch chi tiết – theo dõi tất cả các giao dịch, bao gồm ngày, giờ, số tiền và thông tin của bên bán hàng.
- Báo cáo tùy chỉnh – tạo báo cáo dựa trên các tiêu chí cụ thể, chẳng hạn như phạm vi ngày, bên bán hàng và danh mục chi tiêu.
- Theo dõi ngân sách – giám sát chi tiêu so với ngân sách và theo dõi các khoản chi tiêu vượt mức hoặc dưới mức.
- Phân tích chi tiêu – phân bổ chi tiêu theo nhà cung cấp, danh mục hoặc địa điểm.
- Phát hiện gian lận – công cụ phát hiện gian lận nâng cao để kịp thời cảnh báo bạn và giúp ngăn chặn các giao dịch trái phép.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
Trong quá trình chọn nhà cung cấp phù hợp, điều quan trọng là phải đánh giá cấp độ dịch vụ khách hàng của họ. Hãy tìm những nhà cung cấp có đội ngũ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, tận tâm, giàu kiến thức và kinh nghiệm cũng như luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi cần thiết.
Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng họ có trung tâm trợ giúp toàn diện với thông tin chi tiết về những tính năng và dịch vụ họ cung cấp.
Tích hợp với phần mềm kế toán
Cuối cùng, một điều quan trọng nữa mà bạn cần xem xét là mức độ dễ dàng tích hợp của nhà cung cấp dịch vụ thẻ với phần mềm kế toán hiện tại của bạn.
Bạn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các tính năng như thanh toán tự động, nhập dữ liệu và liên kết nhiều tài khoản để giao dịch liền mạch không?
Thẻ thương mại mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại cung cấp một số tính năng và lợi ích tuyệt vời cho doanh nghiệp của bạn, chẳng hạn như:
Tính năng bảo mật nâng cao
Truy cập những tính năng bảo mật nâng cao, chẳng hạn như công nghệ chip, xác thực hai yếu tố và phát hiện gian lận để bảo vệ bạn khỏi hành vi truy cập tài chính trái phép. Điều này giúp bảo mật thông tin của bạn và giảm nguy cơ xảy ra các hoạt động gian lận, lừa đảo.
Theo dõi và báo cáo mua sắm chi tiết
Như đã đề cập ở trên, các nhà cung cấp thẻ thương mại tích hợp sẵn các công cụ quản lý chi phí chi tiết. Bạn có thể sử dụng chúng để theo dõi và báo cáo giao dịch mua sắm và thói quen chi tiêu của mình, theo dõi chi phí và xác định những điều cần cải thiện về mặt tài chính trong doanh nghiệp của mình.
Những công cụ này bao gồm các biểu đồ thị và trang quản trị trực quan, dễ tương tác, giúp bạn dễ dàng phân tích dữ liệu. Bạn có thể truy cập các công cụ trực tuyến hoặc thông qua ứng dụng di động và tạo dựng báo cáo chi tiết nhằm đưa ra những quyết định kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Phần thưởng và ưu đãi
Nhiều chương trình thẻ thương mại cung cấp ưu đãi phần thưởng khi chi tiêu theo những cách nhất định.
Ví dụ: bạn có thể nhận ưu đãi hoàn tiền, giảm giá, tích điểm hoàn tiền và điểm thưởng khi giao dịch tại các nhà bán lẻ hoặc nhà cung cấp cụ thể. Đổi lại, phần thưởng có thể được quy đổi trong các giao dịch mua sắm hoặc thanh toán chi phí của công ty trong tương lai.
Kết quả là doanh nghiệp của bạn có thể tiết kiệm tiền cho các giao dịch hàng ngày trong khi chủ thẻ được khuyến khích chi tiêu một cách tối ưu.
Xây dựng điểm tín dụng
Sử dụng thẻ thương mại có trách nhiệm có thể giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng điểm tín dụng. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn mới bắt đầu. Điểm tín dụng doanh nghiệp tốt sẽ cho phép bạn đăng ký và tận hưởng những điều khoản vay và tài chính tốt hơn trong tương lai.
Ngoài ra, điểm tín dụng tốt có thể giúp công ty của bạn tiếp cận các điều khoản có lợi hơn từ các nhà cung cấp và nhà thầu.
Sự tiện lợi
Thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng thương mại mang đến cho doanh nghiệp của bạn tính tiện lợi tuyệt vời khi sử dụng. Tiền mặt có thể khiến bạn khó theo dõi và hạch toán đầy đủ, thanh toán séc sẽ khiến bạn mất nhiều ngày để chuyển và nhận được. Trong khi đó, các giao dịch thẻ ghi nợ và tín dụng được xử lý theo thời gian thực.
Sử dụng thẻ thương mại cũng loại trừ những rủi ro về an ninh liên quan đến việc mang theo tiền mặt hoặc séc.
Điều này cũng đúng đối với bên bán hàng, nhà cung cấp và nhà thầu mà bạn giao dịch. Nhiều người không muốn chấp nhận thanh toán tiền mặt hoặc séc mà chỉ nhận thanh toán bằng thẻ doanh nghiệp hoặc ACH.
Kiểm soát và giám sát
Thẻ thương mại cung cấp cho bạn khả năng kiểm soát và giám sát tình hình tài chính của doanh nghiệp và chi tiêu của nhân viên tốt hơn. Bạn có thể đặt hạn mức chi tiêu, theo dõi giao dịch và theo dõi trạng thái mua hàng theo thời gian thực. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chặt chẽ hơn về tài chính và xác định được bạn cần cải thiện điều gì để tiết kiệm tiền và nâng cao hiệu quả.
Khai phá tiềm năng của thẻ Payoneer cho doanh nghiệp của bạn
Payoneer là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cung cấp cho các doanh nghiệp nhiều giải pháp thanh toán khác nhau, bao gồm cả Thẻ Thương Mại Payoneer Mastercard®*. Đây là một công cụ mạnh mẽ để doanh nghiệp quản lý chi phí của mình. Thẻ đi kèm với rất nhiều lợi ích:
*Miễn trừ trách nhiệm: Chương trình thẻ Payoneer cung cấp 2 loại dịch vụ thẻ: Payoneer Business Premium Debit Mastercard® do Payoneer Europe Limited phát hành theo giấy phép của Mastercard và Payoneer Corporate Purchasing Mastercard® do Ngân hàng First Century Bank, N.A phát hành theo giấy phép của Mastercard và được cung cấp bởi Payoneer Inc. cho những khách hàng đủ điều kiện.
Thanh toán cho các chi phí kinh doanh ở bất cứ nơi nào chấp nhận thẻ Mastercard®
Thẻ Payoneer, được phát hành theo giấy phép của Mastercard®, cho phép bạn tự do thanh toán cho các dịch vụ quảng cáo, hóa đơn, nhà thầu, vận chuyển hoặc hoàn thiện đơn hàng ở hơn 190 quốc gia. Điều này có nghĩa là bạn có thể vận hành doanh nghiệp của mình trên quy mô toàn cầu, bất kể bạn ở đâu.
Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
Bạn có khả năng tiết kiệm dễ dàng bằng cách sử dụng tiền trong số dư Payoneer của mình để thanh toán chi phí kinh doanh bằng đồng USD, EUR, GBP hoặc CAD mà không phải lo lắng về phí rút tiền hoặc phí chuyển đổi ngoại tệ. Hơn nữa, với thời gian chuyển khoản nhanh hơn, bạn có thể vận hành doanh nghiệp nhanh hơn nhiều và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý hiệu quả tài chính doanh nghiệp của bạn với nhiều thẻ ảo
Bạn có khả năng đặt một số thẻ thương mại cho từng loại chi phí cụ thể của doanh nghiệp, giúp bạn quản lý hiệu quả các khoản chi phí kinh doanh cũng như kiểm soát dòng tiền tốt hơn. Bạn có thể đặt cả thẻ vật lý và thẻ ảo.
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh hơn với hạn mức chi tiêu cao
Với hạn mức chi tiêu hàng ngày lên đến 200.000 USD và không có hạn mức hàng tháng, thẻ Payoneer cho phép bạn đầu tư phát triển doanh nghiệp của mình đồng thời có sự linh hoạt tuyệt vời để thanh toán mọi chi phí kinh doanh bất cứ khi nào bạn cần.
Chỉ thanh toán phí định kỳ cho một thẻ
Phí có thể nhanh chóng tăng lên. Nhưng với Payoneer, bạn sẽ chỉ cần thanh toán một khoản phí định kỳ cho thẻ đầu tiên của mình. Tuyệt vời hơn, đối với bất kỳ thẻ bổ sung nào, bạn sẽ không phải thanh toán khoản phí này**.
**Miễn trừ trách nhiệm: không bao gồm bất kỳ khoản phí/chi phí nào liên quan đến việc gửi và giao nhận thẻ hoặc các khoản phí/phí áp dụng cho việc sử dụng thẻ trong giao dịch (chẳng hạn như phí giao dịch và phí rút tiền ATM). Biểu phí đầy đủ sẽ được công bố trong quá trình đặt thẻ/kích hoạt thẻ.
Tận hưởng dịch vụ hỗ trợ khách hàng vượt trội
Đội ngũ hỗ trợ khách hàng nhiệt tình, tận tâm của chúng tôi sẵn sàng trả lời những câu hỏi của bạn và cung cấp hỗ trợ khi cần thiết. Bạn chỉ cần sử dụng tính năng trò chuyện trực tuyến khi bạn đăng nhập.
Ngoài ra, chúng tôi có một thư viện tập hợp đa dạng các bài viết và chủ đề có liên quan để hỗ trợ giải đáp các câu hỏi phổ biến nhất về thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng mà chúng tôi nhận được từ khách hàng.
Theo dõi chi phí thẻ trên tài khoản Payoneer của bạn
Đăng nhập vào tài khoản Payoneer của bạn để xem tất cả giao dịch thẻ và quản lý cài đặt thẻ của bạn. Bất cứ khi nào bạn thực hiện giao dịch, chi tiết giao dịch đó sẽ xuất hiện trong tài khoản của bạn.
Bạn cũng có thể tự động đồng bộ hóa các giao dịch thẻ cho các khoản thanh toán và chi phí của mình với Xero và QuickBooks Online. Tính năng này giúp tự động hóa việc nhập dữ liệu vào nền tảng kế toán của bạn để đối chiếu giao dịch đơn giản và thuận tiện hơn.
Lời kết
Thẻ Payoneer là một trong những giải pháp thanh toán sáng tạo của Payoneer. Bây giờ bạn đã biết thẻ thương mại là gì, chúng hoạt động như thế nào cũng như sự khác biệt giữa loại thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Bạn có thể sử dụng thông tin hữu ích này để hợp tác với nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Các câu hỏi thường gặp:
Các khoản phí bạn phải trả phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ thẻ mà bạn đang sử dụng. Các khoản phí phổ biến gồm có phí rút tiền ATM, phí thường niên, phí giao dịch nước ngoài, phí chuyển số dư, phí tạm ứng tiền mặt v.v…Trước khi đăng ký, vui lòng đọc kỹ điều khoản và điều kiện của chương trình để nắm rõ các khoản phí sẽ được áp dụng cho các thành viên thẻ.
Hãy bảo mật thông tin thẻ của bạn, bao gồm tên và số tài khoản, ngày hết hạn thẻ, số CVV và mã PIN. Ngoài ra, hãy theo dõi tài khoản của bạn thường xuyên, để ý mọi hoạt động bất ngờ hoặc đáng ngờ. Nếu bạn phát hiện bất cứ điều gì bất thường, hãy báo cáo ngay cho nhà cung cấp dịch vụ thẻ của bạn.
Thẻ ghi nợ cho phép bạn thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng mà không cần mang theo tiền mặt.
Thẻ tín dụng mang lại lợi ích tương tự. Loại thẻ này cho phép bạn mua hàng hóa và dịch vụ nhưng trả tiền sau và cung cấp cho bạn sự linh hoạt tuyệt vời về mặt tài chính.
Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp dịch vụ thẻ cung cấp các phần thưởng hấp dẫn khi sử dụng thẻ chẳng hạn như chiết khấu và hoàn tiền mà bạn có thể sử dụng cho các giao dịch mua sắm trong tương lai.
Nếu thẻ của bạn bị mất hoặc bị đánh cắp, hãy liên hệ ngay với tổ chức phát hành thẻ của bạn. Họ sẽ giúp bạn khóa thẻ và hướng dẫn bạn về các bước tiếp theo. Ngoài ra, hãy liên hệ với cảnh sát và báo cáo trường hợp của bạn nếu cần thiết.
Thông tin liên quan
Các bài viết mới nhất
-
Game mobile app ad network payment
Giới Thiệu Đối với các nhà phát triển game, ứng dụng di động và studio kỹ thuật số, việc thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ và nhận thanh toán từ các giao dịch mua hàng trong ứng dụng & nền tảng quảng cáo trên thiết bị di động có thể là một…